Bảng Tuần Hoàn Hóa Học Lớp 10 – Cách Đọc & Mẹo Nhớ
Bảng tuần hoàn hóa học lớp 10 mới được cập nhật chi tiết theo chương trình Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Hướng dẫn học sinh cách xem và sử dụng bảng một cách hiệu quả nhất.
- Giới thiệu SBT Hóa 10 Kết nối tri thức và cập nhật file PDF mới nhất
- Giới thiệu sách giáo khoa Hóa 10 Kết nối tri thức mới nhất
- Giới thiệu sách giáo khoa hóa 10 Cánh diều (chương trình mới)
- Đề thi hóa 10 cuối kì 1 – Kết nối tri thức (Kèm đáp án chi tiết)
- Tuyển tập đề thi HSG hóa 10 cấp trường (Có kèm đáp án)
Lịch sử phát minh định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Trong bài bảng tuần hoàn hóa học lớp 10 chương trình Chân trời sáng tạo có đề cập đến lịch sử phát minh của định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Tóm tắt như sau:
Bạn đang xem: Bảng Tuần Hoàn Hóa Học Lớp 10 – Cách Đọc & Mẹo Nhớ
- 1869, nhà hóa học và giáo viên người Nga D.I Mendeleev công bố Bảng tuần hoàn, cùng năm này, nhà hóa học người Đức là L Meyer cũng công bố bảng tương tự.
- Năm 1871, Mendeleev phát biểu định luật tuần hoàn & có sự dự đoán về các nguyên tố mới.
- Ngày nay, bảng tuần hoàn được xây dựng trên cơ sở tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn.
Nguyên tắc sắp xếp bảng tuần hoàn hóa học 10
Bảng nguyên tố hóa học lớp 10 có đi kèm hướng dẫn chi tiết về cách đọc, giúp học sinh sử dụng hiệu quả khi học và làm bài tập. Về nguyên tắc sắp xếp:
- Các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình e tương tự nhau được xếp thành 1 nhóm. Bảng tuần hoàn có 18 cột gồm 8 nhóm A, 8 nhóm B. Mỗi cột tương ứng với 1 nhóm, riêng nhóm VIIIB có 3 cột.
- Các nguyên tố có cùng lớp e xếp thành 1 hàng gọi là chu kỳ. Bảng có 7 chu kỳ trong đó 3 chu kỳ nhỏ là 1, 2, 3 và 4 chu kỳ lớn là 4, 5, 6, 7
- Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử
Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học lớp 10
Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo một thứ tự nhất định. Để dễ dàng đọc hiểu, bạn cần hiểu rõ quy ước cho ô nguyên tố, chu kỳ và nhóm cụ thể:
Ô nguyên tố
Mỗi nguyên tố hóa học được sắp xếp vào bảng được gọi là ô nguyên tố. Số thứ tự của ô nguyên tố bằng với số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó, các thông tin hiển thị:
- Số hiệu nguyên tử
- Kí hiệu nguyên tố hóa học
- Tên nguyên tố
- Nguyên tử khối trung bình
- Độ âm điện
- Cấu hình electron
- Số oxi hóa
Chu kỳ
Xem thêm : Giới thiệu sách giáo khoa Hóa 10 Kết nối tri thức mới nhất
Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng gọi là chu kì. Số thứ tự của chu kỳ bằng số lớp electron nguyên tử nguyên tố trong chu kỳ.
Nhóm
Nhóm là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó tính chất hóa học gần giống nhau, được xếp theo cột.
Số thứ tự của nhóm A bằng số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố trong nhóm.
Xu hướng biến đổi tính chất trong bảng tuần hoàn hóa học
Trong một chu kỳ, nhóm của bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học lớp 10 có sự thay đổi về tính chất. Đặc điểm cụ thể như sau
Về bán kính nguyên tử:
- Trong 1 chu kì, nguyên tử các nguyên tố có cùng số lớp Electron. Từ trái sang phải, điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần, bán kính nguyên tử các các nguyên tố có xu hướng giảm dần.
- Trong một nhóm, theo chiều từ trên xuống, số lớp electron tăng dần nên bán kính nguyên tử có xu hướng tăng dần.
Xem thêm : Sách Giáo Khoa Hóa 10 Chân Trời Sáng Tạo – [PDF] 2024
Về độ âm điện:
- Trong 1 chu kì, từ trái sang phải, độ âm điện tăng dần.
- Trong 1 nhóm từ trên xuống dưới, độ âm điện giảm dần.
Tính kim loại, tính phi kim:
- Trong 1 chu kì, từ trái sang phải, tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng.
- Trong 1 nhóm, từ trên xuống dưới, tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần.
Tính acid, base của oxide và hydroxide:
- Trong 1 chu kì, từ trái sang phải, tính base của oxide và tính hydroxide tương ứng giảm dần, tính acid tăng dần.
Kết luận
Bảng tuần hoàn hóa học lớp 10 mới đã được cập nhật với thông tin cấu tạo, nguyên tắc và hướng dẫn chung nhất về cách dùng. Lưu ý, khi học sinh sử dụng để giải bài tập cần chú ý đến sự biến đổi tính chất của các nguyên tố giúp làm bài thuận lợi.
Nguồn: https://dethihoahoc.com
Danh mục: Hóa Lớp 10